Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, đóng vai trò quan trọng phản ánh sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Thông thường, nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt tuy nhiên một số trường hợp lại hay gặp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do lúc này cơ thể vẫn chưa hoàn thiện, nội tiết tố chưa ổn định hoặc vì lý do nào đó dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Vậy cần điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như thế nào?
Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
– Chu kỳ kinh không đều: kinh nguyệt xuất hiện không theo chu kỳ nhất định mà có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn bình thường, có khi tháng có 2 lần hoặc vài tháng mới có kinh, thậm chí có trường hợp bị vô kinh là tới tuổi dậy thì nhưng mãi không có kinh hoặc có kinh một thời gian nhưng đột nhiên mất kinh khoảng 3 đến 6 tháng.
– Bất thường về số ngày hành kinh như hiện tượng rong kinh khi số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80 ml/ chu kỳ hoặc bị rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ mà có thể xuất hiện ở bất kỳ chu kỳ nào,….
– Có dấu hiệu bất thường về lượng máu kinh như: hiện tượng cường kinh với lượng máu kinh mất đi nhiều hơn bình thường hoặc thiểu kinh khi lượng máu kinh mất đi ít hơn 20 ml/ chu kỳ, thời gian có kinh ít hơn 3 ngày.
– Gặp hiện tượng thống kinh: đây là hiện tượng đau bụng dự dội, quằn quại trong chu kỳ kinh, thậm chí kèm theo một số triệu chứng khác nhau nôn mửa, sốt,…
– Tính chất máu kinh thay đổi bất thường: màu máu kinh có màu đỏ tươi hoặc nâu đen, đen thẫm, bị vón cục kèm theo mùi hôi khó chịu thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó.
Xem thêm: kinh nguyệt ra ít phải làm sao
phá thai bằng kovax có đau không
Điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
– Điều trị rối loạn kinh nguyệt do yếu tố sinh lý gây ra
+ Có chế độ ăn uống hợp lý như như ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước hàng ngày khoảng 2 lít/ ngày, ăn nhiều rau xanh.
+ Cần ngủ nghỉ hợp lý: ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, làm việc quá sức dễ dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
+ Không sử dụng các loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ ăn cay nóng, chua,..
+ Luôn giữ cho tâm trạng một tâm trạng ổn định, tránh stress, mệt mỏi, lo lắng, chán nản mà nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ,…
– Điều trị rối loạn kinh nguyệt do yếu tố bệnh lý
Nếu các bạn nữ ở tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt do mắc phải một bệnh phụ khoa nào đó như suy tuyến giáp, đa nang buồng trứng, phì đại buồng trứng… thì điều cần làm trước tiên là đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Và trong quá trình điều trị người bệnh cần phải tuân thủ các hướng dẫn, quy định của bác sĩ, tránh việc tự ý bỏ dở liệu trình điều trị hoặc tự điều trị tại nhà.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/dieu-tri-roi-loan-kinh-nguyet-tuoi-day-thi/