Nạo Phá thai là thực hiện các can thiệp đình chỉ thai nghén để đưa thai ra khỏi tử cung người phụ nữ. Vì phá thai sẽ ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em nên việc tiến hành các biện pháp kiểm tra là rất cần thiết. Khi thai phụ tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm tra sức khỏe trong quá trình phá thai sẽ giúp phòng tránh được các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe. Dưới đây các bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám đa khoa Thiện Hòa sẽ nêu ra 8 kiểm tra quan trọng mà chị em cần thực hiện đầy đủ khi phá thai.
1. Kiểm tra thai bằng que thử
Khi có những dấu hiệu mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, chị em có thể thực hiện việc kiểm tra thai bằng que thử. Chị em có thể tự mua que thử thai về nhà và thực hiện theo các chỉ dẫn ghi trên sản phẩm. Que thử dùng để kiểm tra nước tiểu, nếu que thử xuất hiện 2 vạch màu đỏ thì khả năng chị em mang thai là rất cao. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì thai phụ có thể tiến hành biện pháp siêu âm.
2. Siêu âm kiểm tra thai
Siêu âm là một trong những cách kiểm tra thai cho kết quả chính xác nhất. Thông qua việc siêu âm không những giúp phát hiện có thai mà còn giúp phán đoàn kích cỡ, tuổi của bào thai, giúp phòng tránh mang thai ngoài tử cung hay không. Những trường hợp siêu âm sớm mà chưa có hình ảnh thai thì có thể chờ thêm 1 tuần rồi kiểm tra lại.
3. Kiểm tra dịch âm đạo
Dịch âm đạo của người phụ nữ là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều tác nhân gây bệnh phụ khoa. Vì vậy việc kiểm tra dịch âm đạo trước khi tiến hành phá thai là rất quan trọng nhằm tìm hiểu xem trong âm đạo có sự xuất hiện của Chlamydia, vi khuẩn nấm, vi khuẩn plasma, lậu cầu…hay không. Vì đây là những tác nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng đến các cơ quan sinh sản.
4. Kiểm tra viêm âm đạo
Đây là biện pháp giúp phát hiện xem cơ thể chị em có mắc bệnh viêm âm đạo hay không. Vì viêm âm đạo có thể gây ra những biến chứng nặng nề, đặc biệt vi khuẩn có thể ngược dòng lên cổ tử cung, buồng trứng nên cần điều trị sớm. Điều trị viêm âm đạo trước tiểu phẫu phá thai nhằm tránh viêm nhiễm tái phát và tác động xấu đến những vùng xung quanh, viêm khoang chậu, viêm cổ tử cung…
5. Kiểm tra máu
Là kiểm tra công thức máu giúp phát hiện xem cơ thể có mắc phải các bệnh viêm nhiễm khác không. Nếu xuất hiện các bệnh viêm nhiễm hay có hiện tượng bất thường về máu như hiện tượng máu không đông thì cần xem xét có nên điều trị phá thai hay không, nếu phá thai thì nên lựa chọn phương pháp nào thích hợp nhất.
6. Kiểm tra điện tim, chức năng gan
Nhằm kiểm tra các chức năng của tim và gan để xem người phụ nữ có đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện tiểu phẫu phá thai hay không.
7. Kiểm tra định kì sau phá thai
Sau khi phá thai thành công, thai phụ cần đến phòng khám chuyên khoa để tiến hành siêu âm kiểm tra định kì để chắc chắn rằng thai đã được loại bỏ an toàn, đồng thời đề phòng các biến chứng cũng như kiểm tra độ phục hồi của tử cung.
8. Kiểm tra phát hiện và điều trị các bất thường
Không phải chị em lúc nào cũng đinh ninh là phải đến định kỳ mới trở lại cơ sở y tế để thăm khám. Trong bất kỳ thời điểm nào, nếu thấy cơ thể có biểu hiện xuất huyết nặng kéo dài, cơ thể sốt cao…thì cần đến ngay cơ sơ y tế để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Trên đây là những lưu ý về việc kiểm tra sức khỏe đối với thai phụ trong quá trình thực hiện phá thai. Nếu chị em có nhu cầu thăm khám, kiểm tra và điều trị phá thai không đau, an toàn vui lòng liên hệ đến Phòng khám phá thai an toàn Thiện Hòa để các bác sĩ chúng tôi chăm sóc và điều trị.
Nguồn: http://phathai.org/phuong-phap-pha-thai/489-8-kiem-tra-khong-the-bo-qua-khi-pha-thai.html