“An cư lạc nghiệp”, câu nói đó đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người từ xưa tới nay. Song không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để mua nhà chung cư mà không phải vay ngân hàng. Giá bán căn hộ chung cư vẫn đang quá cao so với đại đa số thu nhập bình quân của người dân thủ đô. Giải pháp là mua chung cư trả góp dần hàng tháng. Song có rất nhiều điều cần đặc biệt chú ý khi mua chung cư trả góp tránh rước hoạ vào thân.
Sau đây là những kinh nghiệm mua chung cư trả góp tại Hà Nội
Kinh nghiệm 01: Không nên vay ngân hàng quá 40% số tiền mua chung cư trả góp
Có nhiều anh/chị vì mong muốn sở hữu nhà sớm để an cư lạc nghiệp đã vay ngân hàng lên tới 50% – 60% số tiền mua nhà. Điều này vô cùng nguy hiểm vì áp lực trả lãi ngân hàng sẽ đè nặng lên cuộc sống gia đình. Nhiều bất trắc khó lường có thể xảy ra. Thông thường theo kinh nghiệm của tôi, lời khuyên cho những ai mua chung cư quận 9 trả góp chỉ nên vay từ 30% đến 40% giá trị căn hộ chung cư mà thôi.
Ví dụ: 2 vợ chồng trẻ 30 tuổi, 1 con trai 2 tuổi. Mong muốn tìm 1 căn hộ chung cư trả góp 2PN 50m2 – 60m2 khoảng 1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 2 vợ chồng khoảng 15tr/tháng.
>> Lời khuyên chỉ nên vay ngân hàng tối đa 400 triệu. Vay dài hạn 20 năm. Gốc trả dần đều. Thời gian vay 240 tháng. Với lãi suất vay mua nhà thương mại trung bình hiện nay từ 10%.( Tôi không đề cập đến các gói vay ưu đãi, gói vay chính sách xã hội ở bài viết này).
>> Mỗi tháng trả gốc = 400tr/240th = 1.670 triệu đồng
>> Mỗi tháng trả lãi vay = 400trx10%/12th=3.333 triệu đồng. Lãi càng về sau càng giảm vì gốc giảm dần đều
>> Mỗi tháng phải trả góp = 1.670 + 3.333 = 5 triệu đồng.
>> Chi phí cuộc sống gia đình 2 vợ chồng và 1 đứa con trung bình:
+ Tiền ăn uống sinh hoạt chi tiêu 2 vợ chồng hàng tháng: 6 triệu
+ Tiền nuôi con: 3 triệu
+ Chi phí dự phòng: 1 triệu.
Kinh nghiệm 02: Không nên lựa chọn mua các chung cư trả góp quá xa trung tâm và thiếu đồng bộ hạ tầng:
Với mức giá trung bình từ 15tr-16tr/m2, chung cư trả góp thường xa trung tâm bán kính từ 8km – 12km. Song anh/chị cần lựa chọn các tổ hợp chung cư thu nhập thấp có quy mô lớn, nhiều toà, có đẩy đủ hạ tầng tiện ích như công viên, siêu thị, gần trường học, bể bơi, bệnh viện…Ngoài ra cần chú ý đến thời gian di chuyển hơn là quãng đường di chuyển bao xa.
Ví dụ đơn giản: Chung cư giá rẻ khu vực Nam An Khánh cách trung tâm thành phố khoảng 9km. Xong thời gian di chuyển cực ngắn chỉ tầm 20 phút đi xe trên đường cao tốc hiện đại bậc nhất Hà Nội là đại lộ thăng long và không có đèn đỏ nào cả.
Song có nhiều chung cư khu vực Linh Đàm dù gần hơn vài km nhưng thường xuyên tắc đường dẫn đến đi cả tiếng mới qua được 2km. >> Không nên mua các chung cư như vậy.
Kinh nghiệm 03: Chú ý đến mật độ cư dân và số thang máy trên toà chung cư
Quá tải thang máy – vấn đề đáng lo ngại ở các chung cư giá rẻ
Đỉnh điểm của sự khó chịu khi mua chung cư giá rẻ ở gần cầu Tó là thời gian đợi thang máy xuống tầng 1 lên tới 20 phút đến 30 phút vì mật độ cư dân quá cao trên 1 sàn mà số lượng thang máy quá ít dẫn đến quá tải khi giờ cao điểm. Kinh nghiệm của tôi là không nên mua căn hộ bình thạnh giá rẻ cao quá 30 tầng và đặc biệt chú ý số lượng thang máy có đáp ứng được hay không?
Kinh nghiệm 04: Lưu ý chỗ để xe máy quy hoạch như thế nào ở các chung cư trả góp?
Chung cư khu vực Linh Đàm, Cầu Tó khiến tôi rất sợ đến chơi 1 nhà người bạn vì chỉ có 1 tầng hầm cho nhiều toà. Lộn xộn, đông đúc mất 10 phút tôi mới lấy được xe máy ra khỏi tầng hầm. Anh/chị cần đặc biệt chú ý đến diện tích tầng hầm để xe bình quân căn hộ là bao nhiêu?