Bí kíp chọn van bướm khí nén hiệu quả là gì? làm sao để chọn van bướm điều khiển bằng khí nén tốt nhất phù hợp nhất , tiết kiệm nhất? Mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu những bí kíp chọn van bướm khí nén hiệu quả qua bài viết này nhé.
Van bướm điều khiển khí nén là gì?
Van bướm điều khiển khí nén hay van bướm khí nén là loại van cánh bướm sử dụng khí nén để đóng mở van tự động. Thay vì điều khiển bằng tay quay hoặc tay gạt thông thường chúng sử dụng lực đẩy áp lực khí nén để điều khiển van bướm đóng mở.
Van bướm điều khiển bằng khí nén có cấu tạo được phân chia làm 2 thành phần chính đó là phần van bướm cơ thông thường và bộ phận điều khiển khí nén.
Phần van bướm:
Này cũng giống như loại van bướm thông thường tay gạt, tay quay mà chúng ta hay bắt gặp. Lựa chọn loại van bướm này phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng cho môi trường gì? Ví dụ môi trường nước sạch, khí nén chúng ta chọn: van bướm gang, van bướm gang, cánh inox, Môi trường nước thải chúng ta sử dụng van bướm inox, gioăng teflon, hay môi trường hóa chất chúng ta dùng van bướm nhựa UPVC, CPVC, Hay là môi trường thực phẩm đồ uống chúng ta chọn van bướm vi sinh.
Bộ điều khiển khí nén:
có thể nói là phần quan trọng nhất trong bộ van bướm điều khiển khí nén. Đây chính là phần mà chúng ta có thể hiểu nó là 1 chiếc xy lanh đôi, xy lanh kép. Phần này khi được cấp khí nén hoặc xả khí nén sẽ tạo ra hiện tượng xoay trục 90 độ, từ đó tạo ra hiện tượng đóng hoặc mở van.
Van bướm điều khiển khí nén được dùng rộng rãi trong các hệ thống hơi, chất lỏng, khí nén, xử lý nước thải… Để các thiết bị có thể hoạt động theo hướng tự động hóa, các bộ phận thiết kế đã sử dụng khí nén thay vì điện vì dùng điện không an toàn và dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ. Sử dụng loại van này giúp cho việc truyền năng lượng đi xa hơn nhờ vào độ nhớt động học của khí nén nhỏ cùng với tổn thất về áp suất trên đường dẫn không lớn.
Do trọng lượng của các phần tử bên trong hệ thống điều khiển bằng khí nén nhỏ cộng với khả năng giãn nở của áp suất khí lớn nên sẽ giúp cho việc truyền động đạt được vận tốc cao nhất. Ngoài ra, loại van này được kết cấu khá gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn không lệ thuộc vào nhau sẽ dễ theo dõi quan sát mạch thủy lực cùng với sự hỗ trợ của áp kế.
Xem thêm: Van bi điều khiển bằng khí nén
Bí quyết chọn van bướm điều khiển bằng khí nén hiệu quả nhất?
♦ Lựa chọn kiểu lắp đặt phù hợp
Việc lắp đặt của van bướm điều khiển khí nén với đường ống giúp cho chúng ta có cách lắp đặt một cách dễ dàng nhất có thể, đồng thời cũng mang lại sự kinh tế nhất định.
Hiện nay trên thị trường có các kiểu lắp đặt của van bướm như sau:
Kiểu lắp dạng wafer:
Là một trong những cách lắp đặt thông dụng nhất hiện nay. Van bướm wafer được định vị nằm giữa hai mặt bích của đường ống nhờ lực ép của quá trình xiết bulong nối hai mặt bích của đường ống. Cặp tai voi của van có tác dụng định vị giúp quá trình lắp đặt dễ dàng hơn. Van bướm khí nén dạng Wafer được dùng rất phổ biến trong các hệ thống do kết cấu đơn giản, giá thành thấp.
lắp dạng tai bích:
Van bướm tai bích là van bướm có nhiều lỗ xỏ bu lông, không giống như dạng wafer van bướm wafer thường chỉ có 4 lỗ, hoặc 2 lỗ xỏ bu lông mà thôi. van bướm tai bích nằm giữa hai mặt bích của hệ thống, một bộ bulong duy nhất sẽ lắp xuyên qua lỗ trên hai mặt bích của đường ống và tai bích của van.
Kiểu kết nối lắp bích:
van bướm có hai mặt bích hai bên gắn sẵn trên van bướm, mỗi mặt bích sẽ được lắp với vặt bích của ống bằng bộ bulong, ốc vít riêng, chúng ta không cần sử dụng bulong dài để bắt từ bích này sang bích bên kia trên đường ống. Kiểu kết nối này có khả năng chịu áp lực tốt, thường dùng cho hệ thống có kích thước lớn.
♦ Chọn bộ điều khiển ( Pneumatic actuator) phù hợp với lực kéo mở van
Để van hoạt động hiệu quả, đóng và mở hoàn toàn 100% đồng thời duy trì được độ bền khi sử dụng thì chúng ta cần phải chọn được model của đầu khí nén một cách hiệu quả nhất và có lực kéo vừa đủ để có thể đóng mở van trong tình trạng chịu được áp lực.
Momen xoắn của bộ truyền động phải lớn hơn momen xoắn của van bướm ở áp suất làm việc, (Lực xoay của bộ khí nén phải thắng lực ma sát và áp lực của lưu chất)
Momen xoắn của bộ chuyển động bằng khí nén tỉ lệ thuận với áp suất của khí nén đầu vào. Hay áp suất khí nén cấp cho bộ chuyển động bằng khí nén càng cao thì momen xoắn càng lớn.
♦ Vật liệu chế tạo van bướm điều khiển khí nén
Tùy vào môi trường sử dụng: có thể là nước sạch, khí nén, nước thải, hơi nóng, nước có chứa hóa chất, dung dịch có chứa chất ăn mòn, v.v… mà chúng ta có những lựa chọn van bướm phù hợp với từng môi trường đó.
♦ Chọn kiểu tác động của đầu điều khiển khí nén
Hiện nay trên thị trường có 2 loại đầu điều khiển khí nén là : kiểu tác động đơn và kiểu tác động kép.
Đầu khí nén kiểu tác động đơn:
Chỉ dùng áp suất của khí nén trong chu trình mở van, lực nén của lò xo sẽ thực hiện chu trình đóng van và giữ van luôn đóng nếu không cung cấp khí nén. Áp dụng cho vị trí van trong hệ thống có cường độ đóng mở không nhiều. Loại đầu khí này tiết kiệm năng lượng (khí nén) song giá thành lại đắt hơn so với van tác động kép.
Đầu khí nén kiểu tác động kép
Sử dụng áp suất của khí nén trong cả chu trình đóng và mở van. Áp dụng cho vị trí van trong hệ thống đòi hỏi cường độ đóng mở van cao, thường xuyên, liên tục. Giá thành thấp hơn van tác động đơn, năng lượng sử dụng(khí nén) tốn hơn gấp đôi so với van tác động đơn.
Vannhapkhau.net là đơn vị nhập khẩu và phân phối trực tiếp dòng van bướm điều khiển khí nén. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực van công nghiệp, vật tư ngành nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Với đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho khách hàng những thông tin toàn diện nhất để khách hàng có thể chọn cho mình sản phẩm van bướm điều khí nén phù hợp nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Hãy đến với chúng tôi chắc chắn bạn sẽ hài lòng.